Cải cách giáo hội Giáo_hoàng_Phaolô_V

Ông tiếp tục công việc cải cách, chú trọng đến luật nhiệm sở của các Giám mục, nhắc nhở các cha xứ nhiệm vị giảng dạy đoàn chiên, và sứ mạng truyền giáo. Ông đã gửi trả các Giám mục về giáo phận của họ, bằng cách áp dụng các sắc lệnh của công đồng Trentô.

Ông vận động các quốc gia văn minh can thiệp và ngăn chặn việc bách hại Kitô hữu ở Nhật Bản và Trung Hoa, khuyến khích khoa Thiên văn học. Đồng thời, ông mở lớp dạy ngôn ngữ Ả rập trong các trường đại học để huấn luyện các thừa sai vùng Tiểu Á.

Năm 1614, Phaolô V ấn hành sách lễ nghi Roma gồm bản văn và nghi lễ cử hành bí tích. Năm 1615, Ông cho phép dịch Kinh Thánh và phụng vụ qua tiếng Trung Hoa, nhưng bản dịch trong thực tế không có. Khả năng của một số tu sĩ thông thái như Shall, Verbist... được triều đình ngưỡng mộ, và nhờ các vị giúp soạn lịch, chế tạo đại bác...Ông lên án các học thuyết của Copernicus và cấm đoán các tác phẩm của Galileo. Ông rất quan tâm đến bộ mặc của đô thị Rôma.

Phaolô V còn nổi tiếng vì đã hoàn thành Vương cung thánh đường thánh Phêrô ở Rôma. Dải trang trí chìa ra trên hành lang ngoài của tu viện Bênêđictô mang câu khắc sau: In honorem principis apost, Paulus V Borguesius romanus pont, max. An. MDCXII (Phaolô V Borghese, Giám mục Rôma đã hoàn thành công trình này năm 1612, để tôn kính vị thủ lĩnh các tông đồ).